Để không mất sạch t iền trong t ài k hoản: Thấy 5 số sau gọi đến hãy cúp máy ngay

Tin Tức

Tình trạng gọi điện lừa đảo hay gửi tin nhắn lừa đảo trên  điện thoại hiện nay đang diễn ra phổ biến với dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tỉnh táo với cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi. Các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan công an, Tòa án… để dọa nạt, đánh vào tâm lý hay lo sợ của người dân.

Nạn nhân thường được nhắm đến là người cao tuổi, nội trợ,… ít giao tiếp xã hội và không nắm bắt thông tin mới. Mặc dù các cơ quan chức năng, báo chí đã nhiều lần tuyên truyền về hình thức lừa đảo này, tuy nhiên vẫn có nhiều người “dính bẫy”.

Một số hành vi sử dụng  cuộc gọi điện thoại điện thoại giả danh cơ quan Nhà nước như: Gọi  điện thoại giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, nhân viên ngân hàng… gọi điện yêu cầu cung cấp thông tin thẻ ngân hàng để nhận gửi bưu phẩm hoặc giấy triệu tập, chuyển tiền vào tài khoản chỉ định trước để phục vụ điều tra…

Theo quy định của pháp luật, để giải quyết các hành vi vi phạm, cơ quan chức năng phải làm việc trực tiếp với công dân. Đồng thời, cũng không có quy định nào cho phép cơ quan chức năng được yêu cầu công dân nộp tiền qua  điện thoại.

 

 

Vì thế, nếu nhận được  điện thoại tự xưng là công an thì người dân nên tỉnh táo và bình tĩnh giải quyết.

Khi một người lạ đột nhiên gọi điện cho bạn, nói rằng họ chuyển nhầm tiền vào thẻ của bạn. Khi bạn đến ngân hàng kiểm tra thì phát hiện trong thẻ của mình có một khoản tiền thừa và lúc này bên kia yêu cầu chuyển tiền trả lại cho anh ta ngay lập tức. Và bạn đã chuyển tiền cho bên kia mà không do dự.

Nhưng sau khi đợi một tháng, bạn sẽ phát hiện ra rằng rất nhiều công ty cho vay gọi cho bạn, bởi vì số tiền đó hoàn  toàn không phải do chuyển nhầm mà là bên kia đã sử dụng thông tin cá nhân của bạn để giúp bạn đăng ký khoản vay.\

 

 

Khi bạn đã bị lừa và phải trả lại tiền từ công ty cho vay, vì vậy khi có người yêu cầu chuyển tiền bạn phải xác nhận rõ ràng, không được tự chuyển tiền một cách mù quáng.

 

 

Cuộc gọi từ người bán hàng trực tuyến giả

Nếu mua sắm trực tuyến, có người giả làm người bán và gọi điện, nói rằng có vấn đề với một sản phẩm nào đó mà chúng ta mua vào thời điểm này không thể được vận chuyển, hoặc vì lý do nào đó cần chuyển tiền.

Họ có thể gửi cho bạn một liên kết, một khi chúng ta vô tình nhấp vào liên kết này, rất có thể thông tin trong  điện thoại di động của chúng ta sẽ bị đánh cắp. Nếu vô tình nhập mật khẩu tài khoản thẻ ngân hàng của chúng ta, có thể bạn sẽ bị lấy cắp tiền trong thẻ ngân hàng.

Cuộc gọi từ người danh tính không rõ ràng

Khi bạn bắt máy, đầu dây bên kia sẽ nói “Đoán xem tôi là ai?” Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến bạn bè, bạn học hoặc người thân của mình. Khi bạn nói tên của người khác, người kia đột nhiên thay đổi và nói haha, bạn đoán đúng rồi.

Sau đó, bắt đầu đặt một số chủ đề thân mật để lừa dối lòng tin của bạn. Khi bạn tin tưởng đối phương thì bên kia sẽ bắt đầu tìm đủ mọi lý do để hỏi vay tiền bạn lúc này bạn nghĩ đối phương là bạn bè quen biết nên sẽ chuyển tiền cho anh ta, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn vì bên kia đã chặn cuộc gọi của bạn.

Cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng

 

 

Trên thực tế, đã rất nhiều người bị đánh cắp thông tin để chiếm đoạt tài sản từ các cuộc  điện thoại. Thủ đoạn lừa đảo của chúng thường là: Thông báo thông tin giả về trúng thưởng từ ngân hàng hoặc các công ty lớn, yêu cầu cung cấp số OTP khách hàng hay bất kỳ lý do nào khác yêu cầu cung cấp thông tin về thẻ hoặc tài khoản ngân hàng điện tử nhằm trộm tiền trong tài khoản…

Ngoài ra, các đổi tượng lừa đảo còn có thể giả mạo cán bộ ngân hàng, yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các dịch vụ ngân hàng hoặc thẻ.

Vì vậy, nên cẩn thận với yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng từ những cuộc  điện thoại không rõ người gọi.

Nếu bạn cũng đang gặp trường hợp tương tự, không muốn bị làm phiền bởi các số  điện thoại gọi lừa đảo thì có thể tham khảo cách giải quyết những trường hợp trên theo các bước sau đây:

Bước 1: Kiểm tra thông tin số điện thoại đang gọi điện lừa đảo bằng cách sao chép và dán số điện thoại đó lên Zalo để kiểm tra xem người gọi là ai. Trong một số trường hợp, cách này có thể giúp bạn tìm được chủ nhân số điện thoại đó.

Bước 2: Nếu trường hợp bạn nhận được cuộc gọi điện lừa đảo nợ ngân hàng trong khi bạn không thiếu nợ bất kỳ khoản nào thì hãy bình tĩnh gọi điện cho tổng đài ngân hàng được nhắc đến hoặc Cơ quan của các đơn vị tín dụng để được hỗ trợ kiểm tra thông tin chính xác.

 

 

Đặc biệt lưu ý không cung cấp các thông tin cá nhân cho các số  điện thoại lạ gọi đến với nội dung đòi nợ.

Bước 3: Trong trường hợp người dùng đã thực hiện các bước 1 và 2 trên đây nhưng đối tượng xấu vẫn đe dọa và quấy rối thì nên gọi điện hoặc đến ngay ra các cơ quan chính quyền gần nhất, để khai báo về số thuê bao lừa đảo gọi  điện thoại đòi nợ.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước để được đề nghị xem xét và xử lý những dấu hiệu vi phạm liên quan đến công tác đôn đốc, thu hồi nợ nếu có liên quan.

Lừa đảo qua  điện thoại bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật, tùy vào mức độ vi phạm, hành vi lừa đảo qua điện thoại có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Phạt hành chính

Lừa đảo qua mạng là một trong những hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt của hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

 

 

Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Hành vi gọi điện lừa đảo qua  điện thoại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu lừa đảo số tiền từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành, đã phạm tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…

Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác như:

Phạt tù từ 02 – 07 năm khi thuộc một trong các trườn hợp: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng…

Phạt tù từ 07 – 15 năm nếu chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

Nặng nhất, người phạm tội còn có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

 

 

Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc  toàn bộ tài sản.

Trước đó, theo Hải Quân Việt Nam cho biết, cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trên mạng xã hội lan truyền những cảnh báo về việc người dùng nhận được cuộc gọi hoặc nháy máy từ các đầu số nước ngoài như +375 (Belarus); +371 (Lativa), +381 (Séc-bi-a), +563 (Valparaiso), +370 (Vilnius), +255 (Tanzania)…

Nếu gọi lại, họ có thể sao chép danh sách liên hệ của người nhận trong 3 giây và nếu có chi tiết ngân hàng hoặc thẻ tín dụng trên  điện thoại thì cũng bị sao chép. Nếu nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên  điện thoại di động khi nhận được cuộc gọi trên sẽ bị truy cập vào thẻ SIM để các đối tượng thực hiện cuộc gọi với tiền trong tài khoản điện thoại của người nhận và coi người nhận là tội phạm.

Đồng thời, cảnh báo người dùng không trả lời hoặc gọi lại, không nhấn * # 90 hoặc # 09 * trên điện thoại di động khi được bất kỳ người gọi nào hỏi. Cục Viễn thông khẳng định, những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội như nêu trên là không chính xác.

Các cuộc gọi rác sẽ được các nhà mạng phối hợp ngăn chặn

Tại Việt Nam, không có bất kỳ dịch vụ  điện thoại nào mà người nghe phải trả tiền (bao gồm cả cuộc gọi từ quốc tế về Việt Nam). Ngoài ra, việc gọi lại hoặc thao tác bấm * # 90 hoặc # 09 * trên  điện thoại di động sẽ bị sao chép thông tin liên lạc, ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc chiếm đoạt tiền trong tài khoản điện thoại của người dùng là không có cơ sở; thực tế là không thể xâm nhập được SIM điện thoại của người dùng dù có thực hiện thao tác như vậy.

 

Theo Cục Viễn thông, những cuộc gọi từ số  điện thoại quốc tế nêu trên thường rơi vào một trong hai tình huống là nháy máy nhằm lôi kéo người dùng gọi lại để phát sinh cước viễn thông ngoài ý muốn. Ví dụ, cước gọi đến số  điện thoại vệ tinh trung bình 99.000 đồng/phút, cao nhất có thể đến 150.000 đồng/phút và bị tính cước ngay khi đổ chuông.

Trường hợp thứ hai là lừa đảo theo một số kịch bản như: Đối tượng gọi điện thoại cho nạn nhân tự xưng là nhân viên điện lực thông báo đang nợ tiền điện, nhân viên chuyển phát thông báo có gói quà từ nước ngoài, nhân viên ngân hàng thông báo đang thiếu nợ, cảnh sát thông báo lỗi vi phạm giao thông hoặc liên quan đến các vụ án đang điều tra như buôn bán ma túy, rửa tiền xuyên quốc gia… Thủ đoạn của bọn chúng đánh vào tâm lý người nghe rồi yêu cầu kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng và tìm cách hù dọa, chiếm đoạt tài sản của người bị hại.

Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có, Cục Viễn thông khuyến cáo người sử dụng cần lưu ý một số điểm sau: Các cuộc gọi, tin nhắn từ quốc tế về sẽ hiển thị dấu cộng (+) hoặc hoặc 00 ở đầu và hai số tiếp theo không phải là 84 (Mã nước Việt Nam). Đối với các cuộc gọi giả danh công an, viện kiểm sát, ngân hàng hoặc thông báo có quà từ bưu điện…, người dùng tuyệt đối không thực hiện bất cứ yêu cầu nào.

Người dùng cũng không chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua  điện thoại. Trong trường hợp này, người dùng cần tắt máy ngay và trình báo ngay cho cơ quan Công an để xử lý, hoặc thông báo đến số  điện thoại trực ban hình sự 0692348560 của Cục Cảnh sát hình sự (C02), Bộ Công an để được hướng dẫn kịp thời.

Đối với các cuộc gọi nháy máy từ số quốc tế, Cục Viễn thông khuyến cáo người dùng không nên gọi lại, chỉ nên gọi lại khi biết chắc chắn đó là số điện thoại của người thân ở nước ngoài. Cảnh giác ở mức tối đa đối với cuộc gọi đến từ số  điện thoại lạ. Không nên vội vàng nghe điện thoại từ người lạ; với những thông tin nghe mập mờ, không chính xác cần bình tĩnh xác minh, tránh bị lợi dụng, lừa đảo tống tiền.