Mẹ d ặ n ngồi đợi ở bến xe nhưng không quay lại, đứa trẻ 5 tuổi l ạ c nhà 47 năm, ngày đ oàn t ụ mới rõ l ý d o

Tin Tức

Bao năm qua anh Sơn vẫn nghĩ mẹ đã bỏ rơi mình.

Mười bữa, nửa tháng sau đó, ngày nào bà An cũng dẫn anh Sơn đến bến xe lam để xem người mẹ có quay lại tìm con hay không nhưng không thấy. Sau đó, bà gửi lại anh Sơn cho vợ chồng người quen ở TP.HCM, vẫn với mục đích chờ xem có ai đến nhận thì trả, còn bà trở về Ninh Thuận.

Một tháng sau, bà An trở lại TP.HCM, tới báo với chính quyền về trường hợp của anh Sơn sau đó đưa về Ninh Thuận nuôi dưỡng. Anh Sơn ở với bà An không được lâu vì chồng của bà khó quá. Bà đành gửi anh cho vợ chồng người cháu là ông Thái Tấn Phúc và bà Nguyễn Thị Thận nuôi. Anh Sơn gọi bà An là bà nội. May mắn hơn nhiều trường hợp khác đi lạc, anh Sơn đã có một cuộc đời êm đềm khi sống với bố mẹ nuôi, được bố mẹ cho ăn, cho học, dạy bảo, trưởng thành, có nghề nghiệp, cuộc sống ổn định.

 

 

Anh Sơn đã lập gia đình, sinh được 3 người con trai hiện đều làm nghề đi biển đánh cá cùng bố. Vợ của anh Sơn chính là người gửi thư đến chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” để nhờ tìm người thân cho chồng. Bố mẹ nuôi cũng ủng hộ việc anh Sơn đi tìm lại nguồn cội.

Nhớ lại những gì đã xảy ra, anh Sơn nghĩ mẹ đã bỏ rơi mình, tuy nhiên, bản thân anh không giận mẹ: “Tôi thông cảm cho mẹ, thời điểm đó mới giải phóng, cuộc sống còn nhiều khó khăn. Mẹ sinh ra tôi, tôi được sống trên cuộc đời này là tốt rồi. Nếu mẹ còn sống, tìm được mẹ, được ôm mẹ thì tôi rất mừng. Tôi mong tìm lại được nguồn cội, để đời con mình không bị mất gốc”.

Nguồn cơn sáng tỏ

Nhờ chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly”, nguồn cội của anh Sơn đã được tìm ra. Bố đẻ của anh là ông Lâm Văn Sáng (ở quận 8, TP.HCM). Ông Sáng kết hôn với người vợ đầu tiên là bà Nguyễn Thị Lan (hiện đã ngoài 90 tuổi). Ông bà có với nhau 4 người con trai.

 

 

Bà Lan, người vợ đầu của ông Sáng.

Dù có vợ, nhưng ông Sáng vẫn nảy sinh tình cảm và tổ chức đám cưới với bà Phạm Thị Chiến (quê ở Cần Đước, Long An). Ông thuê người đóng giả họ nhà trai về Long An làm đám cưới khiến nhà bà Chiến không mảy may ng h i ng ờ.

Bà Chiến có với ông Sáng 3 người con trai, lần lượt là: Hùng, Sơn, Tuấn. Mãi đến một lần, ông Sáng bị tai nạn, người nhà của ông tới bệnh viện thì bà Chiến mới vỡ lẽ. Ông Sáng và bà Lan chia tay, nhưng bà Lan cùng 4 đứa con vẫn sống ở ngôi nhà bên cạnh, được bố mẹ ông Sáng chia cho hai vợ chồng.

Ông Sáng, bà Chiến đưa nhau lên Biên Hòa, Đồng Nai làm công nhân. Tuy nhiên tại đây, ông lại phải lòng người đàn bà khác. Bà Chiến biết chuyện liền dắt 3 con trở về quê ở Long An. Không lâu sau, mẹ đẻ đau ốm, bà Chiến phải chăm sóc mẹ, không đi làm được, kinh tế khó khăn, không đủ khả năng nuôi con nên lại dắt 3 đứa trẻ trả cho ông Sáng. Lúc này, bà Lan chính là người dang tay nuôi con chồng. Tuấn còn nhỏ nên bà Lan trả về cho mẹ, còn Hùng và Sơn được bà cưu m ang.

 

 

Bà Chiến luôn mong nhớ con trai suốt bao nhiêu năm qua.

Vào một ngày năm 1977, bà Chiến có đi qua TP.HCM, ghé vào thăm con. Vì Sơn theo mẹ nên bà dẫn con đi cùng.

Theo lời bà Chiến kể, bà để con ngồi ngoài, gửi cho một người phụ nữ bán quán nước rồi vào mua vé xe, đến khi quay ra thì không thấy con đâu. Bà Chiến hỏi thì người phụ nữ bán nước nói rằng: “Tôi bán hàng lu bu quá nên không để ý, thấy có một người phụ nữ dẫn nó đi, tôi lại tưởng là cô”.

Biết mình lạc con, bà Chiến hoảng loạn đi tìm khắp nơi mà không thấy. Bà Chiến lưu lại TP.HCM vài ngày tìm Sơn. Bà đến gặp ông Sáng nhờ hỗ trợ tìm giúp nhưng ông không giúp.

Sau nhiều ngày tìm con không được, bà Chiến đành về quê lo cho đứa con nhỏ mới lên 3 là Tuấn. Năm sau, bà tìm mối đi buôn lên thành phố, tiếp tục đi tìm con. Nhìn thấy đứa trẻ nào ngang ngang tuổi con mình, bà cũng sán lại nhìn ngó. Thế nên, có lần bà còn bị đánh vì người ta hiểu lầm rằng bà đi bắt cóc trẻ con.