Gần đây, một người mẹ phàn nàn rằng, bản thân cảm thấy m ệt m ỏi khi con trai 4 tuổi có quá nhiều tật x ấu, cậu bé thường ném lung tung mọi thứ, liên tục nghịch ngợm nhảy lên nhảy xuống, phản ứng cáu gắt…khiến cả nhà đều bất lực, dù đã rèn rũa thường thường xuyên nhưng cậu bé vẫn không thay đổi.
Theo góc nhìn của các chuyên gia tâm lý, đây thực chất là những tín hiệu cho thấy sự phát triển tốt về mặt nhận thức ở trẻ. Đặc biệt, trẻ ở giai đoạn mẫu giáo, có một điều mà ai cũng cho là“thói quen xấu” lại chính là đặc điểm của những đứa trẻ có chỉ số IQ cao.
Giáo sư Li Meijin từng nói: Một số trẻ tưởng chừng “xấu tính” nhưng thực chất lại là biểu hiện của chỉ số IQ cao, bố mẹ không nên vội vàng quát mắng, bởi có thể sẽ hủy hoại nhiệt huyết bên trong và ảnh hưởng đến sự phát triển trí não.
Trong khi đó, Meyer, giáo sư thần kinh học tại Đại học Harvard, cũng cho biết: Những trẻ có chỉ số IQ cao thường bộc lộ một số đặc điểm chung trước 6 tuổi. Nếu bố mẹ hướng dẫn tốt, chỉ số IQ của trẻ có thể tăng lên rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh không nhận ra điều này, nên vô tình cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Trẻ thông minh hơn có thể có những biểu hiện kì lạ mà bố mẹ không nhận ra, ảnh: DSD
Thứ nhất: Trẻ thích ném đồ đạc
Khi trẻ đến một giai đoạn nhất định, đột nhiên trở nên rất thích ném đồ vật. Nếu bố mẹ không cho phép, trẻ sẽ càng ném mạnh hơn. Nhiều khi bố mẹ nhìn “mớ hỗn độn khắp nơi” trong nhà, ngay cả chiếc điện thoại di động mới mua cũng hư hỏng nên không tránh khỏi tức giận .
Giáo sư Meyer cho rằng, bố mẹ nên tập làm quen với việc trẻ ném đồ, bởi đây thực chất là một bài học quan trọng trong việc khám phá, trẻ dùng điều này để nâng cao nhận thức và thỏa mãn trí tò mò.
Thông qua hành động ném, trẻ biết được rằng các đồ vật có kết cấu và trọng lượng khác nhau. Khi tiếp đất, chúng sẽ phát ra những âm thanh, có hình dạng và đi về hướng khác nhau. Để hoàn thành động tác này, mắt, não, tay,… của trẻ cần phải phối hợp với nhau để rèn luyện tốt khả năng phối hợp cơ thể.
Thứ hai: Trẻ có thể nói chuyện với chính mình
Hẳn đây là một hành động “kì lạ” của trẻ trong mắt bố mẹ rồi. Nhưng theo một nghiên cứu được công bố, hầu hết những người thông minh thích tự nói chuyện với chính mình. Đồng thời, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ai đó nói chuyện với mình cũng là một dấu hiệu của sự thông minh trong giải quyết vấn đề.
Trong quá trình nói chuyện một mình, bé sẽ được thúc đẩy trí tưởng tượng và khả năng logic, nó thể hiện bé có kỹ năng tư duy, trí nhớ và khả năng nhận thức cao hơn.
Thứ ba: Thích giao tiếp với người lớn tuổi hơn
Có một số trẻ, mỗi khi chơi với người khác, luôn thích chơi với những người lớn tuổi hơn mình. Có thể một số phụ huynh thấy hành vi của trẻ rất kỳ lạ, trẻ nên tiếp xúc nhiều hơn với bạn cùng trang lứa. Nhưng thực tế, hiện tượng này thực sự chứng tỏ trẻ có chỉ số IQ và EQ cao, bởi không phải tất cả trẻ em đều có thể giao tiếp tốt với người lớn hơn mình.
Thứ tư: Trẻ s ợ khi gặp người lạ
Sợ người lạ có thể biểu hiện rõ hơn khi trẻ được 7-10 tháng tuổi, kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn, và thường biến mất khi trẻ được 1 tuổi rưỡi đến 2 tuổi. Thực tế đây là giai đoạn không thể thiếu trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ, trẻ càng thông minh sớm.
Việc bé sợ người lạ cũng chứng tỏ bé đã có thể phân biệt được đâu là người thân, đâu là người lạ, cho thấy bé đã bắt đầu có khả năng tự bảo vệ mình. Khi trẻ có khả năng này, tự nhiên trẻ sẽ cảnh giác hơn với người lạ nên sẽ tỏ ra nhút nhát, rụt rè.
Trí thông minh của trẻ không chỉ do bẩm sinh mà còn được hình thành trong quá trình nuôi dưỡng, ảnh: DSD
Thứ năm: Trẻ quan tâm đến hình thức bên ngoài của mình từ sớm
Rất nhiều đứa trẻ rất giữ thể diện, mỗi ngày trước khi đi học đều phải ăn mặc chỉnh tề, gội đầu sạch sẽ, sấy tóc cẩn thận và tạo kiểu cho tóc thật tinh tế, không quên mang theo một số phụ kiện như kẹp tóc hoặc đồng hồ. Để kịp chuẩn bị những điều đó, trẻ có thể dậy sớm hơn mỗi ngày, vì thời gian mặc quần áo và chuẩn bị của nó không kém cha mẹ.
Theo hướng tích cực, hành động này chỉ là con luôn quan tâm đến hình ảnh của bản thân trước mọi người, hoàn toàn không phải là điều xấu, vì vậy không cần phải quá gay gắt.
Khi con trẻ được sống bát, vui vẻ, được làm điều mình thích, trẻ càng có động lực để phát triển bản thân. Trên thực tế, điều này còn giúp trẻ xây dựng sự tự tin hơn nhiều so với những đứa trẻ cùng trang lứa. Trẻ biết rằng khi ngoại hình của mình chỉn chu sẽ được các bạn khác yêu mến. Khi có sự tự tin mạnh mẽ, trẻ sẽ dễ dàng học hỏi và hòa đồng với mọi người hơn.
Thứ sáu: Trẻ yêu thích việc nhảy lên nhảy xuống
Nhảy lên nhảy xuống là một cách khám phá mới dành cho trẻ, vì có thể trải nghiệm các giác quan khác nhau về không gian. Trẻ đã phát triển cảm giác về không gian ngay từ 7-8 tháng tuổi, ném đồ đạc là một trong số đó, khi lớn hơn trẻ chạy xung quanh, tiếp theo là thích nhảy lên nhảy xuống.
Khi trẻ phát triển cảm giác về không gian, thực tế là trẻ đang phát triển khả năng tư duy. Những đứa trẻ có cảm giác tốt về không gian thường học tốt môn toán trong tương lai.
Việc trẻ nhảy lên nhảy xuống cũng có thể là do bắt chước, đó cũng là cách để trẻ học hỏi và trưởng thành. Hơn nữa, bằng cách này, trẻ có thể tiêu hao, giải phóng năng lượng dư thừa và thúc đẩy sự phát triển thể chất.
Thứ bảy: Trẻ có vẻ hướng n ội
Tian Hongjie, một chuyên gia về tâm lý giáo dục trẻ em, từng đánh giá cao những đứa trẻ hướng nội. Trẻ hướng nội cũng nhiệt tình với mọi người xung quanh như trẻ hướng ngoại, nhưng lại cảm hơn với môi trường, con người xung quanh.
Trong trường hợp này bố mẹ nên tìm hiểu hiểu lý do tại sao trẻ không thích nói chuyện. Nếu đơn giản là trẻ sống nội tâm nhưng lịch sự khi gặp gỡ người khác, không khiêm tốn cũng không hống hách, thế thì không cần phải lo lắng và trách móc quá nhiều.
Nếu trẻ đột nhiên trở nên ít nói hơn và có sự thay đổi mạnh mẽ về tính cách, lúc này bố mẹ cần giao tiếp sâu sắc với con. Tìm hiểu xem có điều gì xảy ra khiến trẻ bị tổn thương hoặc bị sốc hay không.